Hiển thị các bài đăng có nhãn điều hòa. Hiển thị tất cả bài đăng
    Hiển thị các bài đăng có nhãn điều hòa. Hiển thị tất cả bài đăng

  • Trong những ngày hè nắng nóng điều hòa đã trở thành vật dụng thiết yếu của mỗi gia đình. Nhưng sử dụng điều hòa thế nào cho đúng cách, đặc biệt với gia đình có trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thì không phải ai cũng biết.

    Nguy cơ mắc phải các bệnh về hô hấp


    Việc lạm dụng quá nhiều và sử dụng điều hòa không đúng cách sẽ làm cho trẻ mắc các bệnh về hô hấp như viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng…, trẻ có cơ địa thường bị hen suyễn. Để trẻ nằm quá lâu (trên 3 tiếng) trong phòng có điều hoà khiến cơ thể dễ mất nước, khô da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công vào vùng hầu họng, gây ra bệnh hô hấp. Điều hòa dễ làm khô tuyến hô hấp, dẫn đến khó thở, trẻ nhỏ còn có thể sốt và dẫn đến các bệnh tiêu chảy… Nếu không được chăm sóc tốt, trẻ có thể bị những biến chứng nguy hiểm.

    Sử dụng điều hòa không đúng cách sẽ tiềm ẩn nhiểu nguy cơ cho bé


    Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và trong phòng khoảng 7 – 8 độC là phù hợp với sự thích ứng của cơ thể trẻ. Đặc biệt, trẻ sơ sinh chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt như những trẻ lớn hơn, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng thì khả năng điều hòa thân nhiệt cho cơ thể càng kém hơn. Trước đó, khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ luôn được sởi ấm bởi thân nhiệt của mẹ khoảng 37,5 – 38oC. Vì vậy, trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm lạnh.

    Ngược lại, trong những thời gian thời tiết nắng nóng với độ ẩm cao như mùa hè ở miền Bắc hay khoảng thời gian giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa ở miền Nam thì việc cho bé nằm phòng máy lạnh đúng cách lại có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp trên của trẻ. Nếu sinh đủ tháng và được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5 - 37,5oC và nếu được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội mũ và đắp chăn, bé có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 25 – 28oC
    Không để điều hòa quá 2 tiếng: Thời gian tối đa bạn dùng điều hòa cho trẻ không nên quá 2 tiếng
    mỗi lần. Tức là khoảng 2 tiếng, bạn nên cho trẻ ra ngoài nhiệt độ bình thường khoảng 10 - 15 phút. Mỗi khi ra ngoài, bạn nên mở rộng cửa, đứng lại khoảng hai ba phút để thích ứng với môi trường xung quanh.

    Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột: Khi bé ở ngoài nắng về, ra nhiều mồ hôi, tránh cho trẻ vào ngay phòng dùng điều hòa quá lạnh. Mẹ nên lau khô mồ hôi cho bé, để bé ngồi một lát ở phòng không bật điều hòa khoảng vài phút rồi mới để bé vào phòng bật điều hòa.Nếu bé muốn ra ngoài, mẹ lại mở cửa phòng, cho bé đứng vài phút cho quen với môi trường xung quanh. Nên hạn chế việc cho bé ra vào phòng máy lạnh thường xuyên để tránh hiện tượng thay đổi đột ngột với những ngày trời quá nắng nóng.

    Không cho điều hoà chĩa thẳng vào chỗ bé nằm: Nên tránh hướng điều hoà thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì như vậy, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng.

    Đuổi không khí tù đọng: Mỗi ngày, ít nhất bạn phải 2 lần tắt điều hòa, mở hết các cửa, dùng quạt đuổi hết không khí tù đọng ra ngoài. Kết hợp đón ánh nắng vào phòng càng nhiều càng tốt.

    Tạo độ ẩm trong phòng: Điều hòa thường làm cho da trẻ khô nên khi sử dụng, bạn cần đặt một chậu nước trong phòng hoặc máy phun hơi nước tạo ẩm để tránh khô da và ngạt mũi cho trẻ. Bên cạnh đó, cần xịt, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên làm sạch đường hô hấp trên của trẻ.

    Khi trẻ ngủ, hãy đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Cần chọn cho trẻ những bộ quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ cotton.

    Vệ sinh điều hòa và vệ sinh phòng: Mẹ chú ý về việc vệ sinh máy điều hòa định kỳ 1-2 tuần, rũ bỏ bụi trong tấm lưới lọc, tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú trong máy. Nếu không, điều hòa lại trở thành nguồn gốc phát sinh bệnh cho trẻ em. Phòng bật điều hòa thường xuyên cũng phải được dọn dẹp sạch sẽ. Khi không bật điều hòa, mở cửa phòng cho thoáng khí.

    Đề phòng viêm hô hấp dẫn đến hen: Khi trẻ có triệu chứng khó thở, thở co thắt vùng ngực thì cần đưa trẻ đi khám, không được sử dụng thuốc điều trị hen mà không theo chỉ định của bác sĩ.

    Theo Phunutoday

  • Máy điều hòa nhà bạn sau một thời gian sử dụng sẽ bị bám bụi và dễ bị chập mạch điện do môi trường ẩm thấp. Vì vậy bạn cần tổng kiểm tra lại điều hòa thường xuyên để đảm bảo hoạt động của điều hòa được tốt nhất.

    Sau đây là một số bước hướng dẫn để bạn có thể tự kiểm tra, bảo dưỡng điều hòa

    1. Làm sạch lưới lọc bên trong dàn lạnh:

    Thông thường, 2 đến 3 tuần phải rửa sạch 1 lần, cách rửa như sau:


    Tháo náp mặt ngoài của máy, rút lưới lọc ra, để lưới lọc ở dưới máy nước và phun rửa sạch, lưới lọc làm bằng nilông, không được dùng nước nóng (trên 40oC) để rửa, và không được sấy (rửa nước nóng và sấy sẽ bị biến dạng, hỏng). Vẩy khô nước rồi cắm vào mặt máy lắp lại.

    Chú ý: nên phun nước rửa từ mặt phải sang mặt trái của lưới lọc để bụi bẩn trôi đi hết nhanh hơn.

    2. Bảo vệ tốt phiến toả nhiệt của bộ ngừng toả lạnh và bộ toả nhiệt.

    Các phiến toả nhiệt ấy làm bằng nhôm 0,15mm lồng vào ống đồng. Nó rất mỏng nên không chịu được sự va chạm. Nếu các phiến nhôm ấy bị hỏng, bẹp thì hiệu quả toả nhiệt sẽ kém đi, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh, do đó cần chú ý bảo vệ.

    3. Bảo vệ hệ thống làm lạnh của điều hòa

    Bên trong hệ thống làm lạnh chứa đầy chất ga làm lạnh, nếu làm hỏng các linh kiện, hoặc ống dấn mà hệ thống làm lạnh gây rò rỉ ga làm lạnh thì máy điều hoà không thể làm lạnh được.


    Nếu quá trình kiểm tra mà thấy có lỗi này phải mua phụ tùng thay thế cho các linh kiện bị hỏng.

    4. Phải sử dụng cầu chì (hoặc áp tô mát) đúng quy cách theo chỉ tiêu kỹ thuật đã ghi trong thuyết minh kỹ thuật của máy điều hòa 

    5. Sau khi tắt máy phải đợi 2 phút sau mới được mở máy


    Nếu chưa đủ 2 phút đã mở máy điều hòa thì sự thăng bằng áp lực của hệ thống chưa đạt yêu cầu. Nếu lúc ấy khởi động máy thì máy không hoạt động, dòng điện tăng lên rất lớn, sẽ cháy cầu chì hoặc nhẩy áp tô mát, hại máy hoặc hỏng máy điều hoà nhiệt độ.

    Lỗi này thường xuyên gặp vì ít khi người sử dụng nắm được thông tin này mặc dù nó rất đơn giản.

    6. Tìm nguyên nhân máy điều hòa lâu làm lạnh:

    Về mùa hè sau khi máy hoạt động nhiệt độ sẽ phải hạ xuống nhanh (dưới 30oC). Nếu sau một lúc lâu mà nhiệt độ không hạ xuống (dưới 30oC) như vậy máy sẽ chạy lâu và quá tải dễ phát sinh sự cố và tuổi thọ máy sẽ giảm. Vì vậy trong trường hợp này phải tìm ra nguyên nhân vì sao máy điều hòa chạy lâu mà phòng không hạ nhiệt độ, sửa chữa loại trừ nguyên nhân gây ra hiện tượng trên rồi mới sử dụng.

    7. Chú ý phòng chống ẩm các mạch điện:

    Mạch điện phải luôn trong tình trạng khô ráo không ẩm ướt, không bị rò điện, không bị mốc mục. Do đó bạn cần kiểm tra mỗi khi vào mùa nóng hoặc mùa mưa ẩm thấp.

    8. Kiểm tra phích cắm điện và ổ cắm điện:

    Bạn phải đảm bảo ổ điện cũng như phích cắm phải chắc, không lỏng lẻo, vỡ dập để tránh sự cố chập cháy rất nguy hiểm.

    9. Lưu ý khi máy điều hòa phát ra âm thanh lạ:

    Phải chú ý đến những âm thanh lạ phát ra từ máy điều hoà như tiếng va đập lạch cạch, tiếng kêu của động cơ có điện hoặc vỏ máy rung động… phải lập tức ngừng máy tìm nguyên nhân, không dùng cố, khi có tiếng lạ phát ra, tránh để máy hỏng nặng thêm. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều sự cố kỹ thuật xảy ra bên trong máy và bạn phải gọi đến các chuyên gia trong vấn đề này để xử lý kịp thời.

    10. Định kỳ 6 tháng/lần quét bụi bẩn bên ngoài máy điều hòa:


    Bạn dùng chổi lông mềm quét bộ phận bên ngoài 1 lần cho hết bụi bẩn. Mỗi năm cho dầu mỡ ổ trục quạt gió 1 lần. Bộ làm lạnh không cần xử lý chỉ cần chải quét bụi bẩn bên ngoài.

    Đây là việc rất dễ thực hiện mà lại khiến cho thiết bị bền hơn và môi trường sạch hơn.

    Chúc các bạn bảo dưỡng điều hòa cho gia đình mình thành công.

  • Hàng năm cứ đến mùa nóng là hầu hết các gia đình phải tìm đến dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa điều hòa nhiệt độ để vệ sinh máy và kiểm tra kỹ thuật.

    Bài viết sẽ hướng dẫn cho bạn cách tự bảo dưỡng, vệ sinh máy điều hòa của gia đình mà không cần nhờ đến các trung tâm dịch vụ chuyên nghiệp:

    1. Lau rửa mặt nạ lọc trong dàn lạnh:


    Trước hết, bạn nhấc mặt trước của điều hòa lên cao hơn chiều ngang và kéo ra. Sau đó, bạn dùng một miếng bọt biển nhỏ thấm nước rửa bát rồi lau rửa nhẹ nhàng. Khi rửa, bạn lưu ý không ấn tay quá mạnh làm nứt vỡ mặt nạ. Tiếp theo, bạn lau khô phần mặt nạ, không phơi dưới ánh nắng mặt trời rồi lắp vào máy. Điều hòa Daikin có phần mặt nạ phẳng nên rất dễ lau chùi, bạn có thể dùng khăn mềm để lau bụi bẩn bám vào.

    Có nhiều máy phần mặt nạ này tháo rời được nên bạn có thể tháo theo nấc lẫy bên cạnh thân máy để vệ sinh dễ dàng hơn.

    2. Cọ rửa lưới lọc không khí trong dàn lạnh:


    Thông thường, bạn nên rửa sạch lưới lọc không khí 2 tuần 1 lần. Cách làm: Tháo mặt trước của dàn lạnh rồi rút lưới ra. Sau đó, bạn phun nước để rửa sạch lưới lọc. Vì lưới lọc làm bằng nilon nên không được dùng nước nóng trên 40 độ C để rửa và sấy vì sẽ làm nó bị biến dạng. Cuối cùng, bạn để lưới khô hẳn rồi lắp trở lại máy. Khi phun nước rửa nhớ phun mặt phải để những bụi bẩn rơi ra từ mặt trái của lưới lọc.

    3. Xịt rửa dàn lạnh:


    Trước hết, bạn dùng giẻ sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch dàn lạnh để tránh các tia nước trong quá trình xịt rửa bị bắn vào và treo máng tôn hoặc võng vải nilon ở phía dưới để hứng nước.

    Tiếp đó, bạn dùng bơm tăng áp hoặc bình xịt nước áp lực xịt nước vào các khe kim loại trên dàn lạnh một cách từ từ. Lưu ý: Chỉ xịt nước vào các khe kim loại, tránh xịt và các bộ phận khác sẽ làm hỏng máy.

    Công việc này cần sự khéo léo nhất định nên bạn cần cẩn thận khi thao tác để không làm hỏng thiết bị. Lưu ý nên ngắt điện trước khi làm đến khâu này để đảm bảo an toàn.

    4. Vệ sinh lau rửa dàn nóng (cây ngoài trời):




    Bạn tắt máy lạnh, rút điện hoặc ngắt điện ở cầu dao điện để tránh bị điện giật, hỏng máy. Tiếp theo, bạn dùng vòi nước hoặc bình xịt nước áp lực xịt thẳng vào khe giữa các lá kim loại.

    Trong quá trình xịt rửa, cần tránh tối đa việc làm dàn nóng bị móp biến dạng. Nếu bạn lỡ tay làm biến dạng các lá kim loại thì dùng vật mỏng đầu nhọn vuốt theo chiều dọc cho thẳng lại nhưng phải nhẹ tay tránh làm thủng các ống môi chất xuyên trong các lá kim loại.

    Mời bạn tham khảo thêm về dịch vụ bảo dưỡng điều hòa của chúng tôi.

    5. Những lưu ý khi thực hiện tự về sinh máy điều hòa:


    - Trước khi vệ sinh máy, phải tắt máy lạnh, ngắt điện để đảm bảo an toàn.

    - Bạn nên dùng giẻ sạch hoặc túi nilon che kín phần bo mạch. Tuyệt đối không được để nước bắn vào và làm ướt bo mạch điện tử của máy lạnh (nằm ở phía trên máy nén). Vì khi xịt gần vị trí này có thể làm cho nước thâm nhập vào hộp đựng bo dẫn đến hư bo. Ví dụ: Điều hòa Daikin có cấu tạo khá phức tạp nên khi gặp trục trặc thì phải thợ có tay nghề cao mới khắc phục được.

    - Bạn nên vệ sinh lưới lọc thường xuyên nếu thấy nó bám bụi bẩn, rửa dàn nóng và dàn lạnh định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.

    Tham khảo cinvestra.vn
  •  
    Nếu điều hòa nhà bạn có hiện tượng gây ra mùi hôi khó chịu thì bạn có thể tự xử lý bằng cách chuyển sang chế độ (mode) Dry để máy tự sấy khô bên trong và không khí ẩm mốc bị loại bỏ.

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng điều hòa có mùi hôi nhưng có một số nguyên nhân cơ bản thông thường sau:

    1. Nguyên nhân gây hiện tượng mùi hôi điều hòa


    Mùi hôi từ điều hòa không khí thường được gây nên bởi bụi bẩn, nấm mốc và virus tích tụ bên trong máy.Những tác nhân gây mùi hôi này có thể bám trên cuộn dây tụ, cuộn dây dàn bay hơi, máng thoát nước và các bộ lọc. Vì vậy bạn cần vệ sinh các cuộn dây & máng thoát nước và thay thế các bộ lọc sẽ loại bỏ đa số mùi hôi. Thường xuyên bảo dưỡng điều hòa cũng sẽ tránh được hiện tượng này xảy ra và giữ cho điều hòa không khí hoạt động hiệu quả hơn, bền hơn.

    2. Cách tự vệ sinh điều hòa



    Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ quy trình bảo dưỡng, vệ sinh điều hòa để bạn có thể tự làm ở nhà:

    – Ngắt hoàn toàn nguồn điện khỏi điều hòa trước khi vệ sinh.

    – Mở nắp cuộn dây dàn bốc hơi. Cuộn dây này thường đc đặt gần bộ phận làm nóng hoặc bộ phận giải quyết không khí.

    3. Mẹo xử lý mùi hôi từ máy điều hòa


    Máy điều hòa sau một thời gian sử dụng sẽ có những hiện tượng hoạt động kém hơn trước hoặc bị các mùi hôi khó chịu xuất hiện làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình bạn. Và bạn có thể tự khắc phục mùi hôi này nếu không xảy ra thêm các vấn đề kỹ thuật khác.

    Cách khắc phục mùi hôi từ máy điều hòa :

    Bước 1


    – Dùng điều khiển bất chế độ ( Dry ) là chế độ hút ẩm làm lại thao tác này vài lần. Nếu sau một lúc không có biểu hiện gì thì bạn chuyển sang thực hiện bước 2.

    Bước 2


    -Tắt máy ngắt nguồn điện áptomát, ngắt cầu dao hoặc rút phích điện ra khỏi nguồn.

    – Dùng các chất tẩy rửa đơn giản để tự vệ sinh như nước rửa bát pha loãng, xà phòng pha loãng, nước chanh pha loãng…

    – Dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm: Một chiếc bàn trải nhỏ, khăn xô 2 cái (Một cái lau ướt và một cái lau khô)

    Bước 3


    – Thực hiện thao tác tháo bỏ màng lọc bụi và thanh gang chắn gió của điều hòa ra. Sau đó mang đi xịt rửa dưới vòi nước bằng các chất tẩy rửa và khử mùi lau khô.

    – Dùng tuýp bàn trải để cọ những bụi bẩn trong điều hòa, dùng nước hòa với các chất tẩy để xịt rửa và khử mùi bộ phận dàn lạnh và lau khô. ( Tránh nước vào mạch )

    – Lau chùi tổng thể cả trong lẫn bề mặt ngoài vỏ máy. Sau đó lắp ráp lại vị trí như cũ và bật điều hòa cho chạy thử.

    Sau thời gian chạy thử khoảng 15 – 30 phút để kiểm tra chắc chắn điều hòa nhà bạn đã hết mùi hôi và sạch khuẩn chưa. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp điều hòa quá nặng mùi và nếu vẫn thấy có mùi sau khi đã vệ sinh sạch sẽ hoặc chỉ đỡ đi phần nào thôi thì bạn nên liên hệ với các trung tâm sửa chữa điện lạnh uy tín như Trung tâm Kiendienlanh để được các chuyên gia giúp đỡ tư vấn và trực tiếp kiểm tra nguyên nhân còn tiềm ẩn trong máy điều hòa cho nhà bạn.

    Tổng hợp

  • Vào mùa hè, với khí hậu nóng ấm của miền Bắc, việc nằm điều hòa liên tục có thể dẫn tới các bệnh liên quan tới đường hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh,… nhưng việc sử dụng điều hòa không đúng cách mới là nguyên nhân gây ra bệnh.

    Hãy là người sử dụng thông thái để gia đình bạn được an toàn và khỏe mạnh khi sử dụng điều hòa. Chúng tôi xin trích đăng bài viết trên báo Dân trí để mọi người cùng tham khảo.

    Vậy làm thế nào để tận hưởng không khí mát mẻ trong nhà luôn sạch sẽ, thông thoáng mà không phải lo lắng?

    Thường xuyên vệ sinh nhà cửa


    Có lẽ chính bạn cũng không nhận ra rằng căn phòng nơi bạn sinh hoạt, làm việc… lại là nơi trú ẩn của một “đạo quân” hùng hậu vi khuẩn và nấm mốc, sẵn sàng tấn công sức khoẻ của bạn, người thân, đồng nghiệp bất cứ lúc nào.

    Theo nghiên cứu của Tổ chức Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), cứ mỗi 6 phòng trong nhà có thể tích tụ 18kg… bụi sau một năm.

    Bác sỹ Tạ Thị Kim Dung (Chuyên khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện An Sinh và Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM) cũng cho biết: “Nhiều người “đổ tội” cho việc sử dụng máy điều hòa trong nhà gây ra các chứng bệnh về hô hấp. Tuy nhiên, bệnh hô hấp không đến từ máy điều hòa mà đến từ chính những vi khuẩn, bụi bẩn ngay trong nhà bạn. Vì vậy, thay vì gỡ bỏ máy lạnh trong nhà thì bạn nên tìm những giải pháp hiệu quả hơn. Chẳng hạn như vệ sinh nhà cửa, “chăm sóc” điều hoà hoặc chọn một chiếc máy điều hoà có chức năng lọc khuẩn”.

    Vậy nên, hãy thường xuyên lau chùi nhà cửa, hút bụi cẩn thận những khu vực sử dụng điều hoà để hạn chế sự phát tác của các tác nhân gây bệnh.
    Chiếc máy lạnh trong nhà bạn không chỉ làm đẹp thêm không gian sống mà còn có khả năng lọc bụi bẩn, giúp ngăn chặn những căn bệnh về hô hấp

    Thực hiện vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa thường xuyên


    Khi điều hoà bật lên, không khí mát được toả ra đồng thời với việc không khí trong phòng cũng được hút vào, kéo theo bụi, vi khuẩn gây bệnh. Và sau 1 thời gian hoạt động, lớp bụi, vi khuẩn sẽ bám trên lưới lọc không khí, cánh quạt, không chỉ làm giảm hiệu quả sử dụng mà còn có thể phát tán vi khuẩn tích tụ trong máy điều hoà, gây bệnh cho những người mà sức đề kháng đang có “vấn đề”.

    Do đó, việc “vệ sinh” định kỳ điều hoà, rửa lưới lọc ở giàn lạnh, làm sạch giàn nóng là rất cần thiết để đảm bảo sức khoẻ gia đình, đặc biệt là sau khi có người bị mắc các bệnh hô hấp.
    “Bộ đôi” công nghệ Virus Doctor+ và bộ lọc Full HD đang là những công nghệ tiên tiến, giúp thanh lọc không khí trong nhà hiệu quả

    Sử dụng điều hoà có chức năng thanh lọc không khí


    Với loại điều hoà này, ngoài chức năng “bình ổn nhiệt độ”, điều hoà còn “kiêm” luôn máy thanh lọc không khí thông qua lưới lọc siêu dày khít (bộ lọc full HD), công nghệ Virus Doctor+, công nghệ i-on dương lọc bụi và vi khuẩn….




    Theo đó, Virus Doctor+ có khả năng phóng thích những i-on hydro và oxy, nếu gặp những vi khuẩn độc hại có gốc OH, và nấm mốc sẽ giúp hoá lỏng chúng, trở thành những phân tử vô hại cho sức khoẻ con người.

    Còn bộ lọc Full HD sẽ giúp lọc 60-90% bụi bẩn lơ lửng trong không khí cũng như ngăn chặn vi khuẩn, không gây hại cho sức khoẻ con người.

    Với những cách như trên, bạn và gia đình đã có thể vừa được tận hưởng không khí dễ chịu lại không lo bị mắc các bệnh liên quan tới hô hấp.

    Sưu tầm
  •  


    Sống và làm việc trong không gian có điều hòa nhiệt độ lạnh dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe khi phải thường xuyên sống trong môi trường đó.

    Nguy cơ tiềm ẩn khi ở sử dụng điều hòa


    Ngoài việc làm khô da do mất nước và cơ thể không thoát được mồ hôi, môi trường điều hòa còn là tác nhân khởi phát dẫn đến nhiều căn bệnh về đường hô hấp như: Hen suyễn, ho kéo dài… Nhiều người vốn có dấu hiệu mắc các chứng bệnh như hen dễ khiến bệnh bộc phát, kéo dài và khó điều trị dứt hẳn.


    Sử dụng điều hòa thế nào tốt cho sức khỏe


    Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ từ môi trường ngoài và trong phòng đặt điều hòa khiến cơ thể phải vất vả điều chỉnh để thích nghi và đó chính là nguyên nhân khiến sức đề kháng của cơ thể ngày càng giảm đi.

    Khi cơ thể hít phải vi khuẩn có trong bụi, nấm mốc từ thảm trải sàn, của kính hay các dụng cụ văn phòng trong phòng kín ít có trao đổi không khí cũng có nguy cơ mắc một số bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là nhiễm vi trùng Legionella Pneumophila trú ẩn trong ống nước điều hòa có thể dẫn đến sưng phổi và nguy cơ tử vong sau đó.

    Sử dụng điều hòa đúng cách


    Sử dụng điều hòa là nhu cầu hợp lý, tuy nhiên nên tìm hiểu để có cách dùng khoa học nhằm bảo vệ sức khỏe của tất cả mọi người luôn là điều cần thiết. Khi mua điều hòa nên lựa chọn loại có công suất phù hợp với diện tích và số người có trong phòng.

    Với những văn phòng làm việc đông người hoặc vận động thường xuyên sẽ sinh ra nhiệt lượng lớn hơn do đó cần máy có công suất tương ứng. Phòng khách hoặc phòng ngủ nên chọn loại nhỏ vừa không lãng phí điện năng tiêu thụ vừa an toàn cho sức khỏe.

    Thông thường vào những ngày nắng nóng, không khí oi nồng mọi người thường có xu hướng mở điều hòa ở nhiệt độ thấp khoảng 16 – 18oC nhằm giải tỏa cơn nóng, tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng không nên để nhiệt độ trong phòng chênh lệch quá nhiều so với môi trường ngoài, khi đó cơ thể sẽ khó điều chỉnh khi tiếp xúc với hai nền nhiệt độ khác biệt lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Nên điều chỉnh ở nhiệt độ trên 20oC, thấp hơn môi trường ngoài khoảng 10oC là hợp lý. Đặc biệt, với phòng có trẻ nhỏ, càng phải rút ngắn sự chênh lệch này để không ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp của trẻ.

    Tránh tiếp xúc ngày với môi trường có điều hòa khi cơ thể đang đổ nhiều mồ hôi do vận động, chúng có thể gây cảm giác ớn lạnh với nhiều người thể trạng yếu có thể bị sốt nhẹ, khô môi và khô cổ họng. Nếu ngồi nơi thoáng mát hoặc dùng quạt cho ráo bớt mồ hôi và cơ thể giảm nhiệt trước.

    Nên quét dọn và giữ vệ sinh văn phòng, các dụng cụ trong phòng để giảm thiểu các loại vi trùng, bụi bẩn. Không nên để các vật phát nhiệt, bếp ga, bóng đèn… quá gần máy điều hòa sẽ làm giảm tuổi thọ của điều hòa.

    Sưu tầm


  • Trong nhu cầu sử dụng gia đình, máy điều hòa là là thiết bị tiêu tốn điện năng nhiều nhất. Trong khi đó, giá điện mỗi ngày một tăng cao, nên việc sử dụng thiết bị tiết kiệm điện là lời khuyên của chúng tôi với tất cả các thiết bị điện nói chung và điều hòa nói riêng.

    Để chọn được chiếc máy điều hòa tiết kiệm năng lượng phù hợp cho ngôi nhà, chúng tôi xin đưa ra một vài tư vấn để bạn có quyết định sáng suốt trước khi lựa chọn điều hòa phù hợp với gia đình.

    Công suất phù hợp với diện tích không gian


    Thông thường, đối với phòng ngủ và phòng khách ở hộ gia đình, bạn có thể chọn máy có công suất khoảng 600Btu/h cho mỗi mét vuông diện tích phòng. Chẳng hạn, phòng dưới 15, 20, 30, 40m2 sẽ sử dụng các máy có công suất tương ứng là 9.000, 12.000 BTU/h (tương đương loại máy 1,5 ngựa) và 17.000, 22.500 BTU/h (tương đương 2 ngựa)

    Chọn máy điều hòa một chiều hay hai chiều phù hợp với khí hậu, thời tiết


    Điều kiện khí hậu miền Nam nóng quanh năm nên việc chọn máy điều hòa một chiều lạnh sẽ phù hợp. Với điệu kiện khí hậu miền Bắc, bạn nên chọn chiếc máy điều hòa 2 chiều lạnh và sưởi. Nếu trong nhà có trẻ nhỏ và người già, chiếc máy điều hòa 2 chiều càng cần thiết hơn.
    Máy điều hòa có sử dụng công nghệ Inverter

    Hiện trên thị trường, các dòng máy điều hòa sử dụng công nghệ Inverter được ưa chuộng bởi vừa tiết kiệm một lượng năng lượng khá lớn, khoảng 30-60% so với máy lạnh thông thường, vừa có thể làm lạnh hoặc ấm nhanh hơn.

    Chiếc máy điều hòa sử dụng công nghệ Inverter có thiết kế như một máy điều hòa thông thường, nhưng dùng loại mạch đổi điện tự động nhằm điều chỉnh các thông số điện như hiệu điện thế, cường độ dòng điện… Mạch chuyển đổi này kiểm soát số vòng quay của máy nén, dẫn đến kiểm soát công suất điều hòa. Khi phòng đủ lạnh hoặc ấm, chiếc máy lạnh Inverter sẽ tự động giảm công suất hoạt động, để duy trì độ lạnh mà người sử dụng đã cài đặt trước đó.

    Máy điều hòa sử dụng công nghệ hiện đại nhất


    Hiện các nhà sản xuất máy điều hòa cố gắng phát triển thương hiệu bằng những công nghệ tiên tiến. Trong đó, đáng chú ý là công nghệ Plasmaster của hãng điện tử LG. Những dòng máy điều hòa sử dụng công nghệ này ngoài hiệu quả tiết kiệm năng lượng tối đa, còn có bộ tạo ion giúp máy tự động làm sạch, nâng cao hiệu quả lọc khí, tiêu diệt vi khuẩn, tạo không gian dễ chịu, thoải mái và tăng cường giữ ẩm da.

    Máy điều hòa có công nghệ tiết kiệm năng lượng


    Nhà nước đang khuyến khích các hãng sản xuất những sản phẩm tiết kiệm điện. Theo đó, từ ngày 1/1, Quyết định 51/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ về việc dán nhãn tiết kiệm năng lượng cho các thiết bị điện đã được áp dụng. Như vậy, việc dán nhãn năng lượng trên các sản phẩm máy điều hòa sẽ giúp cho người tiêu dùng nhận diện rõ hơn, lựa chọn đúng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

    Tuy nhiên, do nhà nước vẫn còn thiếu cơ quan thử nghiệm, nên các nhãn hàng khác vẫn chưa thể áp dụng. Để thực hiện chủ trương này, Công ty Điện tử LG Việt Nam đã nỗ lực và chủ động trong việc hoàn thành dán nhãn năng lượng đúng hạn cho các sản phẩm máy điều hòa tại nước ngoài và tiên phong áp dụng tại thị trường Việt Nam. Theo khảo sát ở các trung tâm điện máy lớn trên cả nước, tem năng lượng được xuất hiện trên hầu hết các sản phẩm điều hòa nhiệt độ của LG.

    Theo quy định của Bộ Công Thương, trong thang tiết kiệm năng lượng được đánh giá từ 1 sao đến 5 sao, dòng sản phẩm máy lạnh Inverter của LG đã đạt được mức tiết kiệm năng lượng cao 5 sao (những dòng sản phẩm máy lạnh khác của LG cũng có 2-3 sao). Điều này chứng minh tính tối ưu trong lượng điện tiêu thụ và là thế mạnh cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các thương hiệu khác.

    Nguồn: sưu tầm