Hiển thị các bài đăng có nhãn máy giặt. Hiển thị tất cả bài đăng
    Hiển thị các bài đăng có nhãn máy giặt. Hiển thị tất cả bài đăng

  • Chiếc máy giặt rất gắn bó với gia đình bạn. Thế nhưng, rất nhiều gia đình lại quên rằng máy giặt cũng cần phải được vệ sinh, làm sạch như nhiều vật dụng khác. Việc thường xuyên giặt một khối lượng lớn đồ trong tuần khiến nấm mốc, bụi bẩn, vi khuẩn và mùi hôi… tấn công vật dụng này không thương tiếc. Nhưng làm sao vệ sinh được máy giặt, công việc này có mất thời gian không?

    Ngoài việc nên gọi một trung tâm uy tín về sửa chữa, bảo dưỡng máy giặt định kỳ, bạn cũng nên thường xuyên tự vệ sinh cho chiếc máy giặt của gia đình mình. Chắc chắn máy giặt nhà bạn sẽ không bao giờ gặp vấn đề về vệ sinh và luôn như mới.

    1. Làm sạch ngăn chứa chất tẩy rửa ngay sau khi giặt


    Nếu bạn nghĩ tự các chất tẩy rửa sẽ làm sạch các ngăn đựng của máy giặt thì bạn đã nhầm. Ngăn kéo chứa chất tẩy rửa là một “thiên đường” cho vi trùng, vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Nguyên nhân là các chất này được đặt trong môi trường ẩm ướt, lưu cữu lâu ngày gây biến đổi, tạo nên môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển. Vì vậy, sau mỗi lần giặt, bạn nên rút ngăn chứa bột giặt này ra, dùng bàn chải cọ sạch chúng, vẩy khô rồi lại lắp vào như cũ.

    2. Giũ sạch bộ lọc, thay mới túi lọc của máy giặt định kỳ


    Bộ lọc của máy giặt được ví như nơi bẩn nhất của máy. Chúng có nhiệm vụ phải lọc mọi loại chất bẩn, lưu trữ lại. Làm việc trong môi trường có độ ẩm cao và việc lưu trữ rác thải trong khoảng thời gian dài khiến vi khuẩn dễ xâm nhập, cư trú và phát triển tại đây.

    Bạn nên giũ và giặt sạch túi lọc sau khi giặt để bụi bẩn trong đó không bám trở lại vào quần áo vào lần giặt sau. Cẩn thận hơn nữa, bạn nên thay túi lọc của máy định kỳ để đảm bảo vệ sinh.

    3. Làm sạch lồng giặt của máy giặt


    Đừng bị đánh lừa bởi vẻ sạch sẽ, sáng bóng của lồng máy giặt. Trong các kẽ của lồng giặt vẫn có thể chưa rất nhiều vi khuẩn, vi trùng. Hãy cho máy giặt hoạt động mà không có quần áo một lần mỗi tháng để vệ sinh lồng giặt. Và tất nhiên, bạn nên dùng chất tẩy rửa trong quá trình này để đảm bảo mọi ngóc ngách của lồng đều được làm sạch.

    4. Ngăn ngừa mùi hôi bên trong máy giặt


    Thói quen đóng kín máy giặt sau khi sử dụng là rất phổ biến. Tuy nhiên, đây lại là điều không được khuyến khích. Đừng quên mở nắp máy giặt sau khi máy giặt xong, việc này sẽ giúp các bộ phận bên trong, đặc biệt là lồng máy được khô thoáng. Việc này cũng giúp không khí trong và ngoài máy được lưu thông, giảm mùi hôi.

    5. Chọn chất tẩy rửa phù hợp khi giặt quần áo


    Bột giặt chuyên dụng cho máy giặt và bột giặt thường rất khác nhau. Nhiều người nghĩ sử dụng loại bột giặt nào cho máy giặt cũng được, nhưng đây có thể là nguyên nhân gây hỏng máy của gia đình bạn. Bột giặt thường có thể làm bọt tràn ra ngoài máy giặt, gây hư hỏng máy. Vì vậy, tùy loại máy giặt mà bạn chọn bột giặt hoặc nước giặt. Điều này nhằm tránh dư lượng bọt xà phòng đọng lại trong lồng giặt – những yếu tố gây vi khuẩn và mùi hôi khó chịu.



  • Bài viết sau đây sẽ tư vấn giúp bạn cách lựa chọn mua máy giặt theo hãng, công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng và túi tiền của gia đình bạn.

    Thị trường máy giặt hiện nay phát triển mạnh mẽ với hàng chục nhãn hiệu và hàng trăm model khác nhau… Người tiêu dùng không khỏi băn khoăn làm thế nào có thể chọn mua một chiếc máy giặt tốt, phù hợp túi tiền bởi mỗi sản phẩm đều được nhà sản xuất tung ra những lời quảng cáo “có cánh”.

    Để lựa chọn được chiếc máy giặt phù hợp với gia đình, bạn nên chú ý quan tâm đến những yếu tố sau:


    1. Có khả năng tiết kiệm nước


    Đối với máy giặt, điều người tiêu dùng nên lưu ý nhất là khả năng tiết kiệm nước. Hiện nay máy giặt lồng ngang tiết kiệm nước hơn so với máy giặt lồng đứng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng nên chọn loại máy áp dụng công nghệ inverter (máy biến tần) tiết kiệm điện. Đi kèm công nghệ inverter, nhà sản xuất cũng có những cải tiến về tính năng máy giặt để cho hiệu quả sử dụng tối ưu.


    2. Tốc độ quay khi vắt


    Tốc độ quay khi vắt góp phần quan trọng trong việc máy giặt quần áo có sạch hay không. Đối với máy giặt lồng đứng, tốc độ quay nên từ 500 – 600 vòng/phút; máy lồng ngang, tốc độ quay lý tưởng trong khoảng 1400 – 1600 vòng/phút.

    3. Các tính năng


    Máy giặt quần áo không chỉ đơn giản làm sạch bằng nước và xà bông như trước mà còn có nhiều chế độ giặt phù hợp với khối lượng và chất liệu khác nhau. Chẳng hạn chức năng giặt tự động, giặt nóng, giặt nhanh khi đồ ít dơ, chế độ cho đồ dùng nặng như chăn mền, chế độ cho những chất liệu cần bảo vệ như lụa, giặt tiết kiệm nước… Bên cạnh những model phổ biến 5 tính năng, một số máy có đến 12 chức năng giặt khác nhau.

    4. Nhu cầu sử dụng


    Tùy theo số lượng người trong gia đình và nhu cầu sử dụng, bạn có thể chọn mua máy giặt với công suất phù hợp, có thể là 5 kg, 7 kg hay 10 kg… Thông thường gia đình 4 người nên chọn máy giặt khối lượng 7 kg là vừa đủ.

    5. Khả năng tài chính


    Thị trường các sản phẩm máy giặt hiện nay khá phong phú. Máy giặt lồng đứng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn bởi giá mềm hơn và cũng tiết kiệm diện tích hơn so với máy giặt lồng ngang khi đặt trong nhà. Tuy nhiên, máy giặt lồng ngang lại hơn hẳn máy lồng đứng ở khả năng giặt sạch, tiết kiệm nước. So sánh cùng một khối lượng giặt, máy giặt lồng ngang có giá cao hơn từ 1,5 – 2 lần so với máy lồng đứng.

    Bên cạnh một số sản phẩm giá mềm dành cho phân khúc khách hàng phổ thông có giá khoảng từ 3 triệu đồng/chiếc, cũng có những chiếc máy giặt cao cấp hơn với giá từ 10 triệu đồng/chiếc trở lên của Mỹ, Đức…

    Máy giặt phân khúc cao cấp thường bền hơn, hoạt động êm ái và khả năng giặt sạch cũng như tiết kiệm điện nước vượt trội. Một số model tích hợp tính năng sấy khô quần áo thì giá còn cao hơn nữa.

    Chúc các bạn lựa chọn được chiêc máy giặt phù hợp cho gia đình của mình!